Một số điều cần lưu ý trước khi xây nhà

Một số điều cần lưu ý trước khi xây nhà

15:47 - 24/11/2020

Mẫu nhà vườn, biệt thự mái Nhật
XEM TUỔI LÀM NHÀ NĂM 2023 - NĂM 2023 XÂY NHÀ HƯỚNG NÀO TỐT?
Tóp mẫu nhà phố 03 tầng đẹp và hiện đại năm 2023
Mẫu nhà vườn, biệt thự mái Thái
Mẫu nhà vườn, biệt thự hiện đại

1. Yếu tố Phong thủy

Thực tế, khi xây nhà, ta không nhất thiết phải chú trọng quá nhiều tiểu tiết, chỉ cần nắm rõ một số yếu tố quan trọng như sau:

– Ngày giờ động thổ: Trước hết, gia chủ cần phải biết rõ mình có hợp tuổi để xây dựng hay không, sau đó tiến hành chọn ngày giờ phù hợp để động thổ. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành xây dựng khi gia chủ không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho phù hợp.

Xem thêm: Kiến thức phong thủy 

Hướng cửa chính: Hướng cửa chính là một yếu tố quan trọng, bởi đây là nơi lưu thông vận khí tốt vào nhà, nếu làm sai hướng cửa có thể sẽ dẫn đến những rắc rối về sau. Bởi vậy, các gia chủ cần chú ý kĩ để cho hướng cửa chính phải hợp với tuổi của gia chủ. Trong các hướng tốt, hướng sinh khí là tốt nhất, bên cạnh đó còn có các hướng phục vị, thiên Y và diên niên. Tùy theo  số tuổi, bản mệnh  của từng người mà chọn hướng cho phù hợp. Ngoài ra, khi xây chủ nhà cũng cần chọn trước kích thước của các loại cửa có trong nhà, kích thước nằm trong cung tốt cũng có thể hỗ trợ tăng thêm sinh khí trong nhà.

– Nhà bếp: Bếp là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Nhà Bếp nên “toạ hung hướng cát”, có nghĩa là đặt ở chỗ xấu và hướng đến chỗ tốt. Khi thiết kế không được phép đặt bếp cạnh phòng ngủ, nhà vệ sinh và phòng thờ. Đặc biệt lưu ý: nếu đặt giữa hai phòng ngủ là việc đại kỵ. Trong khi thi công, gia chủ nên lưu ý với thợ xây nền phòng bếp phải bằng phẳng hoặc thấp hơn các phòng khác.

 – Cầu thang: Theo phong thủy, cầu thang trong nhà có tác dụng dẫn khí lên tầng trên, lưu thông khí giữa các tầng với nhau. Khi xây dựng, gia chủ cần lưu ý để không phạm phải lỗi phong thủy làm đọng khí hay thoát khí.  Thành cầu thang cũng là giải pháp hiệu quả nhất trong việc tránh làm thoát khí.  Quan trọng hơn, cầu thang có 4 cung: Sinh – Lão – Bệnh – Tử ứng với số bậc của thước Lỗ Ban, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung Sinh, cầu thang cũng không nên để hở cổ bậc.

2. Tìm kiến trúc sư và thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Tìm kiến trúc sư: Một kiến trúc sư giỏi và tận tâm sẽ tư vấn cho bạn một ngôi nhà phù hợp với mong muốn của gia đình bạn, phù hợp chi phí bạn đưa ra. Khi bạn chọn cho mình một kiến trúc sư có nghĩa bạn đã tìm được một người cộng sự cùng bạn san sẻ gánh nặng. Các kiến trúc sư có kinh nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những tư vấn hữu ích, phù hợp phong thủy và đưa ra những giải pháp tốt cho ngôi nhà của bạn, đồng thời còn giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

– Tìm kiếm một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp: Khâu này được thực hiện sau khi ngôi nhà đã xây xong phần thô.  Bố trí nội thất hợp lý sẽ giúp bạn có những lựa chọn cho không gian sống hoàn hảo hơn. Bạn chỉ cần đưa ra mức kinh phí mình có thể chi trả và những nhà tư vấn nội thất sẽ giúp bạn lên phương án thích hợp.

3. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý :

Trước khi xây nhà, phải chắc chắn rằng bạn đã tuân thủ mọi quy định về luật pháp để tránh gặp những rắc rối khi thi công. Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện:

– Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý (GCNQSD đất hoặc cả hai loại giấy tờ bao gồm: GCNQSD đất và QSH tài sản gắn liền đất do CQNN có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng.

– Trường hợp đất dự án thì phải được BDA cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt.

– Phải có hồ sơ thiết kế  xin phép xây dựng  của đơn vị có tư cách pháp nhân & có chứng chỉ.

– Đối với nhà ở không thuộc đất dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải lập điểm báo xây dựng và báo cáo UBND phường sở tại (.)

4. Lựa chọn nhà thầu xây dựng

Nhà thầu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Bạn nên tham khảo ý kiến từ những người thân trong gia đình, bạn bè đã xây nhà để tìm được nhà thầu uy tín để xây dựng ngôi nhà của bạn.

Có một cách là thay vì để nhà thầu tìm đến  bạn, bạn hãy tự đi xem xét những căn nhà quanh khu vực của mình, hoặc thăm nhà của người thân đã xây dựng trước đó hỏi xem nhà thầu của họ là ai? Xem xét, tham khảo kĩ công trình của họ xây dựng có hợp ý mình không? Trao đổi thông tin với chủ nhà đó để biết chất lượng của nhà thầu. Bạn không nên  nghe giới thiệu chung chung của nhà thầu mà phải đến tận công trình cụ thể để tham quan và  hãy đi cùng với một người tư vấn xây dựng.

Bạn cũng không nên e ngại khi phải làm việc với cùng lúc nhiều nhà thầu. Cần hiểu đây là một quan hệ dân sự trên cơ sở “thuận mua vừa bán”, nên bạn cứ mạnh dạn mời gọi  ít nhất vài nhà thầu với những thỏa thuận cụ thể để có những lựa chọn tốt nhất cho mình.

5. Chọn mùa nào để xây nhà?

Nhiều gia chủ nghĩ rằng xây nhà vào mùa khô  sẽ tốt hơn, nhưng theo nguyên tắc xây dựng là không chính xác. Thực tế, mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô, tiến độ thi công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu bê tông  vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. 

Điểm lợi duy nhất của việc xây nhà mùa khô là thời gian hoàn tất nhanh hơn, nhưng khó đạt chất lượng chuẩn và khó kiểm tra được lỗi thi công bị thấm ở đâu mà chỉ đến khi đợi sang mùa mưa mới phát hiện được thì đã muộn.

   Theo kinh nghiệm thực tế của các kiến trúc sư, nhà xây vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, khi đổ bê tông  vào mùa mưa sẽ ít giãn nở nhiệt  và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm. Mùa mưa cũng có nhược điểm là chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm, và thời gian thi công sẽ lâu hơn do khi trời mưa, công việc bị gián đoạn.

Do đó trước khi xây dựng, gia chủ cần cân nhắc ưu và nhược điểm của từng dạng thời tiết mà có lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Hơn nữa khi hiểu rõ những vấn đề có thể gặp phải trong suốt quá trình thi công, bạn sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và đưa ra phương án dự phòng.