5 điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi xây nhà

5 điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi xây nhà

16:09 - 24/11/2020

Mẫu nhà vườn, biệt thự mái Nhật
XEM TUỔI LÀM NHÀ NĂM 2023 - NĂM 2023 XÂY NHÀ HƯỚNG NÀO TỐT?
Tóp mẫu nhà phố 03 tầng đẹp và hiện đại năm 2023
Mẫu nhà vườn, biệt thự mái Thái
Mẫu nhà vườn, biệt thự hiện đại

Dựa trên kinh nghiệm của những người đã hoàn thiện được ngôi nhà của mình, có một số vấn đề vô cùng quan trọng mà người chuẩn bị xây nhà cần lưu ý.

Đây là những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi xây nhà nếu bạn muốn có được một ngôi nhà đẹp, an toàn và không tiêu tốn quá nhiều tiền của và công sức của bạn.

1. Kinh phí

Ngôi nhà thường là tài sản có giá trị nhất đối với quan niệm của người Việt Nam. Vì thế, muốn xây dựng một ngôi nhà khang trang rộng rãi đúng như mong muốn của bạn, điều đầu tiên trong câu hỏi “Cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà” chính là kinh phí.

Kinh phí chính là cốt lõi, là nền tảng để tạo nên một ngôi nhà trong tương lai. Thông thường, người dân Việt Nam thường có quan niệm làm việc và tiết kiệm tiền để xây nhà. Đồng nghĩa với điều đó, chúng ta hiểu rằng phải chuẩn bị một số tiền nhất định nếu muốn xây dựng một ngôi nhà mới.

 Chỉ khi đã chuẩn bị đầy đủ kinh phí bạn mới bắt tay vào việc xây nhà được;

Vì thế, nếu có kế hoạch làm nhà vào thời gian tới, bạn phải bắt đầu chuẩn bị kinh phí cho ngôi nhà mới ít nhất khoảng 3-4 tháng và dự trừ những khoản tiền thiếu mình có thể tìm ai để hỗ trợ (người thân, bạn bè hay vay ngân hàng). Nếu không dự trù và chuẩn bị được kinh phí, bạn có thể bạn sẽ phải dừng lại công trình của mình. Trên thực tế, đã có rất nhiều gia đình không đủ tiềm lực về kinh tế để xây một ngôi nhà caoo tầng khang trang nhưng vẫn bắt tay vào thực hiện để rồi công trình bị dang dở và phải rất lâu sau mới hoàn thiện được.

Do đó, gia đình bạn hãy cùng ngồi lại để hoạch định những khoản chi cần thiết cho một ngôi nhà bao gồm: vật liệu xây dựng, công nhà thầu, kĩ sư giám sát công trình và kiến trúc sư (nếu có), nội thất trang trí nhà,… và một khoản phát sinh cho công trình. 

2. Thiết kế

Dựa trên kinh phí mà bạn hay gia đình bạn có thể bỏ ra để xây dựng một ngôi nhà mới, hãy thiết kế ngôi nhà dựa trên những mong muốn và nhu cầu của chính mình. Việc thiết kế là điều thứ hai cần chuẩn bị để xây nhà. Chỉ sau khi có bản thiết kế thì bạn mới tiến hành được công việc quan trọng này.

Nếu không có nhiều kinh phí, bạn không cần phải thuê khiến trúc sư và ngược lại, nếu muốn có một công trình kiến trúc đẹp mắt, độc đáo và khả năng chi trả của bạn cho phép thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của kiến trúc sư. Khi thiết kế ngôi nhà cho mình, bạn cần trả lời những câu hỏi: căn nhà của bạn gồm những phòng nào, cấu trúc của ngồi nhà ra sao, có những công trình phụ nào đi kèm căn nhà,… Từ các yếu tố cốt lõi đó, bạn sẽ nhanh chóng phác hoạ được căn nhà của mình trong đầu và hiện thực hoá nó bằng hình ảnh trên giấy hoặc trên phần mềm thiết kế điện tử.


Thiết kế ngôi nhà dựa trên những nhu cầu, mong muốn và kinh phí đã chuẩn bị - Một bản thiết kế nhà ở trên phần mềm 

Dựa trên thiết kế sơ bộ đó, những người thi công nhà bạn sẽ biết được các công việc cần làm và tuân thủ theo mong muốn của gia chủ.

Lưu ý: Khi thiết kế căn nhà, hãy lưu ý về yếu tố phong thuỷ như chủ căn nhà hợp với hướng nào, tuổi làm nhà có hợp không (nếu không được tuổi làm nhà thì có thể mượn tuổi của người khác); thiết kế nhà với những hạng mục đó có phạm phải phong thuỷ xấu không (chẳng hạn phòng thờ đối diện nhà vệ sinh là phạm phong thuỷ xấu)…

3. Kế hoạch thi công

Làm nhà là chuyện quan trọng và cần sự chắc chắn, an toàn. Theo tục lệ của người Việt từ lâu nay, khi làm nhà cần xem ngày động thổ, đổ mái, lên nhà mới,… để cả gia đình tránh điều xui xẻo, gặp được điều may mắn.

Từ đó, khi có kế hoạch làm nhà vào một thời gian cụ thể, gia chủ cần xem những ngày tốt, giờ tốt để thực hiện thi công từng hạng mục quan trọng. Dựa trên khoảng cách giữa các ngày từ ngày đào móng đến ngày đổ mái, bạn sẽ cân đối được những công việc cần làm trước, hạng mục nào có thể làm sau.

Các giai đoạn thi công của một căn nhà nên được lên kế hoạch một cách cụ thể để bạn có thể chuẩn bị được vật tư đầy đủ. Bởi khi làm nhà, cứ làm đến hạng mục nào thì nên nhập vật liệu ở hạng mục ấy cho dễ bảo quản và không làm mất diện tích cất giữ vật liệu xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất mát vật liệu xây dựng – một tình trạng khá phổ biến với những công trình xây dựng dân dụng quy mô vừa và nhỏ.